ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HIỆP HÒA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIỆT NAM Độc lập – tự do- hạnh phúc |
Hiệp Hòa, ngày 25 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH
“Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” trên địa bàn xã Hiệp Hòa
Căn cứ Nghị Quyết số 01-NQ/ĐH ngày 29/7/2020 của Đảng bộ thị xã Kinh Môn lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Thực hiện kế hoạch số 133 ngày 27/9/2021 của UBND thị xã . kế hoạch “Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” trên địa bàn thị xã Kinh Môn.
Ủy ban nhân dân xã Hiệp Hòa ban hành Kế hoạch “Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” trên địa bàn xã Hiệp Hòa , cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong việc đổi mới nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương đổi mới nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn xã, kết hợp triển khai đồng bộ các biện pháp; thực hiện nghiêm các chế tài theo quy định pháp luật để thực hiện đạt mục tiêu, nội dung và giải pháp đề ra.
3. Xây dựng con người Hiệp Hòa phát triển toàn diện có đạo đức, nhân cách và lối sống đẹp, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ: Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị theo 8 nội dung chính cụ thể:
2. 1.1 Nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân về văn hóa, văn minh đô thị
- Về hành vi ứng xử nơi công cộng:
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan thực hiện tốt việc ứng xử văn hoá nơi công sở và thể hiện văn minh trong giao tiếp giữa đồng nghiệp trong cơ quan, đơn vị và giữa cán bộ, công chức với người dân; nâng cao nhận thức và xây dựng văn hoá ứng xử, giao tiếp trong đời sống cộng đồng. Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ nơi công cộng; thể hiện nếp sống văn minh, quan hệ cộng đồng thân thiện, nhân ái trong từng gia đình. Ứng xử ôn hoà, thân thiện, nhường nhịn nhau mọi lúc, mọi nơi; ăn mặc lịch sự nơi công cộng, đặc biệt là nơi tôn nghiêm;
+ Tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức thẩm mỹ, trang phục lịch sự khi ra đường phố, nơi công cộng, công sở;
+ Đưa nội dung thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị vào quy ước, hương ước của thôn để sinh hoạt, nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người dân, từ đó tích cực xây dựng gia đình văn hóa; thôn văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới nâng cao.
+ Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức xây dựng phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh lịch sự, đúng chuẩn mực trong hoạt động công vụ;
+ Biên soạn chương trình, nội dung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về các biện pháp xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm nếp sống văn hóa trong lĩnh vực giao tiếp cộng đồng;
+ Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở giờ hoạt động, kinh doanh đối với quán karaoke, Internet, quán cà phê và các cơ sở kinh doanh khác có sử dụng âm thanh theo quy định;
- Tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội:
+ Đưa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào kế hoạch hoạt động của chính quyền địa phương hàng năm để thực hiện;
+ Chú trọng tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội họp bình xét các danh hiệu văn hóa, từng bước nâng cao ý thức người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
+ Xây dựng và hình thành những hình thức tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp dân tộc,
loại bỏ những hủ tục lạc hậu; thực hành tiết kiệm, không phô trương hình thức, lãng phí.
1.2. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao:
Thực hiện hiệu quả công tác quản lý và tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao; tập trung triển khai tuyên truyền, cổ động trực quan, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể thao, trưng bày triển lãm chuyên đề, sách báo, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân vui chơi trong dịp lễ tết, sự kiện và phục vụ các nhiệm vụ chính trị có hiệu quả.
1.3. Về trật tự an toàn giao thông:
- Thực hiện công tác duy tu, sửa chữa hệ thống cầu, đường bộ, hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo hiệu giao thông, chỉnh trang hành lang an toàn giao thông đường bộ để nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông;
- Tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân không vi phạm Luật giao thông đường bộ; chấp hành nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, thực hiện quy định “Đã uống rượu bia không lái xe”
. - Tăng cường kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm về bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ và luật giao thông theo quy định.
1.4.Về trật tự an toàn xã hội: Đẩy mạnh Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh làm thất bại âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự.
1.5. Trật tự mỹ quan đô thị:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lề đường; thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô thị trên địa bàn xã;
- Thực hiện trồng cây xanh để tạo cảnh quan đô thị;
- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình kiến trúc, nhà ở;
- Vận động Nhân dân chỉnh trang phía trước nhà ở trật tự, mỹ quan;
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm về trật tự theo quy định.
1.6. Công tác vệ sinh môi trường:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan “xanh - sạch - đẹp”;
- Thực hiện tốt việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt theo quy chuẩn môi trường; giải quyết rác thải, nước đọng... trên lòng đường, lề đường...;
- Không để xảy ra tình trạng chăn dắt, thả súc vật chạy rong, phóng uế trên đường phố;
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực trọng điểm như kênh mương, cơ sở y tế, chợ và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra môi trường và kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường;
1.7. Quảng cáo, phát tờ rơi sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống quảng cáo, rao vặt sai quy định gây mất mỹ quan đô thị trên địa bàn; có kế hoạch ra quân xử lý các điểm nóng về quảng cáo rao vặt ở khu vực trung tâm các xã.
- Các trường học thông báo, quán triệt đến học sinh không tham gia làm dịch vụ quảng cáo rao vặt, phát tờ rơi sai quy định gây mất mỹ quan; có biện pháp xử lý đối với học sinh vi phạm.
- Tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về quảng cáo, đặt biển hiệu để các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân thực hiện đúng quy định.
1.8. Giải quyết triệt để tệ nạn xã hội: Giải quyết các tệ nạn xã hội ở một số nơi công cộng; đưa người lang thang, ăn xin, trẻ em cơ nhỡ vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc đưa về địa phương, gia đình quản lý.
2. Giải pháp
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định yêu cầu xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị là mục tiêu quan trọng của xã, quan tâm chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch triển khai và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định.
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có mô hình điển hình hoặc xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị trên địa bàn đạt hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt.
2.2. Công tác tuyên truyền, vận động: Tuyên truyền vận động người dân không thực hiện 6 nhóm hành vi:
- Không xả rác thải, xác súc vật, phóng uế ra lòng đường và những nơi công cộng; lòng đường, vỉa hè luôn được quét dọn thường xuyên; không đổ nước thải ra mặt đường, không để nước đọng; các tuyến đường được lặp đặt thùng rác; hạn chế tối đa sử dụng túi ni lông; kiểm soát chặt chẽ chất lượng vệ sinh đô thị.
- Không phát tờ rơi, dán quảng cáo, viết làm hoen, bẩn hàng rào, vách tường, cột điện, cây xanh, treo panô, áp phích không đúng nơi quy định; phổ biến những quy định về quảng cáo, đặt biển hiệu để các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân chấp hành nghiêm, góp phần tạo mỹ quan đô thị.
- Không lấn chiếm, chiếm giữ, chiếm dụng trái phép vỉa hè để đặt biển hiệu, kinh doanh mua bán gây ách tắc giao thông, không còn lối đi cho người đi bộ, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự giao thông và trật tự công cộng, không đua xe trái phép; thực hiện chủ trương lề thông, hè thoáng, sạch đẹp, an toàn.
- Không say rượu, bia, gây gổ, đánh nhau, lôi kéo, kích động người khác gây mất trật tự công cộng; không nói tục, chửi thề nơi công cộng; phổ biến đầy đủ đến mọi người dân và cán bộ, công chức, người lao động về nội dung xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm nếp sống văn hoá trong lĩnh vực giao tiếp công cộng.
- Không gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến người xung quanh trong thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau; từng bước hình thành thói quen và nếp sống văn minh cho mỗi người dân, mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Không hút thuốc là nơi công cộng hoặc nơi có quy định cấm, xây dựng nếp sống văn hoá, thực hiện xây dựng trường học, bệnh viện không có thuốc lá.
2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: UBND xã tăng cường công tác kiểm tra kịp thời chấn chỉnh và xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
III. Tổ chức thực hiện
1. Công chức Văn hóa và Thông tin (cơ quan thường trực):
a) Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện và tham mưu đôn đốc, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được phân công thực hiện.
b) Lồng ghép nội dung xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị vào Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào.
c) Tổ chức, kiểm tra các hoạt động văn hóa quảng cáo, rao vặt, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng,... nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, tạo môi trường văn hóa lành mạnh thúc đẩy sự phát triển của xã hội;
d) Phối hợp các ban ngành liên quan đánh giá nhận xét và chấm điểm việc triển khai thực hiện 08 tiêu chí. Chủ trì, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chỉnh trang, thu gọn, bó gọn hệ thống cáp treo trên địa bàn xã, đặc biệt trên địa
tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
e) Phối hợp các phòng, đơn vị liên quan tham mưu tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm
g) Xây dựng kế hoạch trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
f) Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị của nhân dân trên địa bàn.
2. Các thôn : Tiếp tục triển khai tham mưu công tác quản lý trật tự mỹ quan đô thị; phối hợp với Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân các xã, xử lý triệt để các vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo. Tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, lắp đặt biển báo, biển hiệu đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phát hiện xử lý vi phạm Luật Giao thông.
3. Tư pháp- hộ tịch : Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, trọng tâm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường.
4. Ngµnh gi¸o dôc. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho học sinh để nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tuân thủ pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chấp hành pháp luật về giao thông trong học sinh.
5. Công chức tài chính kế toán: Tiếp tục giải quyết tình trạng chợ tự phát; kiểm soát và phát hiện xử lý các hành vi, vi phạm về thương mại.
6. Trưởng Công An : Tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trật tự xã hội.
7. Địa chính nông nghiệp xây dựng và môi trường phối hợp các thôn.
Triển khai tuần tra hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xả rác thải, gây mất vệ sinh công cộng, ô nhiễm môi trường, qua đó xử lý nghiêm những trường hợp cố tình sai phạm.
8. Cán bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường có biện pháp xử lý triệt để tình trạng xin ăn trá hình, biến tướng.
9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các đoàn thể (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn TN): Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia xóa quảng cáo rao vặt, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp; kịp thời phát hiện, tố giác các đối tượng vi phạm.
IV. Kinh phí thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo.
1. Kinh phí: Sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên bố trí trong dự toán năm của các đơn vị và có trách nhiệm thực hiện chi theo chế độ quy định tài chính hiện hành.
2. Chế độ thông tin, báo cáo:
- Định kỳ 6 tháng và năm các ngành, đoàn thể báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch về bộ phận Văn hóa và Thông tin tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này./
Nơi nhận: - TT đảng ủy; - Lãnh đạo UBND xã; - Các ban, ngành, đoàn thể thị xã; - Lưu: VT | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thị Nhung |